BẢO TÀNG ÂM THANH- Xứ sở của âm thanh và giai điệu ở Đắk Nông.
Với định hướng phát triển Công viên Địa chất Đắk Nông là "Xứ sở của âm thanh và giai điệu", Bảo tàng Âm thanh sẽ là một điểm nhấn đối với du khách khi đến Đắk Nông tận mắt chứng kiến và trải nghiệm. Đây là bảo tàng âm thanh duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Được mệnh danh là xứ sở của những âm điệu, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có tổng số 44 điểm đến. Trong đó, Nhà triển lãm âm thanh (hay còn gọi là Bảo tàng âm thanh) là điểm đến số 32, nằm trong lòng TP. Gia Nghĩa và được xây dựng hoàn thành, chính thức hoạt động từ tháng 8/2019. Từ đó đến nay, nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là các bạn trẻ đến để tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu, học tập.
Bảo tàng âm thanh được xây dựng với tổng diện tích 200m2, chia làm 8 gian. Các gian được trưng bày những nhạc cụ, âm thanh khác nhau. Các gian trưng bày khép kín 7 âm thanh khác nhau, gồm: âm thanh của đá, âm thanh của gió, âm thanh của nước, âm thanh của gỗ, âm thanh của lửa, âm thanh của ánh sáng và âm thanh của chúng ta.
Sảnh Bảo tàng âm thanh được trang trí bắt mắt
7 gian phòng âm thanh khép kín
Âm thanh của đá
Dùng tay chạm vào đá, nhờ cảm âm của thiết bị điện tử, đá sẽ phát ra những âm thanh trầm bổng khác nhau như những hợp âm trong các bản nhạc.
Âm thanh của gió
Chỉ cần thổi hơi bằng miệng vào quả cầu, lập tức nó sẽ vang lên những tiếng động mạnh hay nhẹ khác nhau.
Âm thanh của nước: Mô hình nước chảy độc đáo được kết hợp giữa tre nứa và nước biểu tượng cho sự hoang sơ của tự nhiên. Những âm thanh của mô hình này rất thư giãn và yên bình.
Âm thanh của gỗ: Những nhạc cụ của người đồng bào dân tộc nơi đây nói riêng, của con người Việt Nam nói chung.
Âm thanh của ánh sáng
Có lẽ chúng ta đặt ra câu hỏi trong mình rằng: Ánh sáng cũng có âm thanh ư? Thực ra âm thanh cũng phát ra tiếng động đó nhé, chẳng qua với tần số âm thanh rất nhỏ mà bằng tai thường của con người thì rất khó phát hiện. Vậy chắc hẳn bây giờ, các bạn đã hết thắc mắc rằng âm thanh của ánh sáng sẽ như thế nào rồi phải không?
Âm thanh của lửa
Lửa vốn rất quen thuộc trong chúng ta, đặc biệt ngọn lửa còn mang biểu tượng thiêng liêng trong các buổi lễ hội của các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên.
Âm thanh của ánh sáng: Khi chạm tay vào tia Laser, nó sẽ phát ra tiếng động nghe rất vui tai.
Âm thanh của con người
Gian phòng này có quả cầu cần sự tương tác giữa con người với nhau để tạo ra âm thanh, càng nhiều người âm thanh sẽ càng lớn thể hiện tinh thần đoàn kết giữa con người.
Khi được hỏi về lần cảm xúc khi tham quan Bảo tàng Âm Thanh lần này, bạn Nguyễn Đài Trang( huyện Đắk Song) có chia sẻ:” Bản thân em là một học sinh cấp ba, trước đây cũng chưa từng được trải nghiệm nhiều. Em may mắn thi đỗ vào trường Chuyên và học ở Gia Nghĩa. Từ đó được khám phá nhiều điều mới mẻ hơn và trong đó có Bảo tàng Âm Thanh. Em cảm thấy rất may mắn khi được đến một nơi thú vị như thế này, nó cho em rất nhiều kiến thức về âm thanh tự nhiên và con người. Đến hết gian phòng này đến gian phòng khác em đều phải thốt lên vì bất ngờ. Em sẽ rất tiếc nuối nếu bản thân không được biết đến nơi đây. Em cảm thấy rằng bản thân là một học sinh cấp 3 cũng như bao bạn khác rất thích được trải nghiệm thực tế ngoài những kiến thức sách vở mà mình học trên trường lớp để làm giàu có thêm tầm hiểu biết của mình”
Ngoài ra, còn có các gian phòng bên ngoài trưng bày các bức tượng và dụng cụ của người đồng bào sinh sống tại Tây Nguyên.
Đây là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của Đắk Nông, để lưu giữ và nối tiếp giá trị của nó đem lại thì cần đến sự đồng lòng của tất cả mọi người. Mỗi người chỉ cần một hành động nhỏ như tìm hiểu, giới thiệu về quê hương Đắk Nông của mình và tự hào về nơi đây khi đi bất cứ đâu, như thế thôi cũng đủ.