Dân tộc Mạ- Một trong những dân tộc chính gốc của Đắk Nông
- Nguồn gốc: Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông, tập trung tại số xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, Đắk Nông( phía nam Tây Nguyên)
Ảnh: Báo Văn Hóa
- Tên gọi: Về tên tự gọi, người Mạ có cách phân biệt theo địa vực cư trú như Mạ Blao, Mạ Đạ Đơng, Mạ Đạ Huoai... và theo các nhóm địa phương, bao gồm Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô và Mạ Krung.
- Địa bàn cư trú: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mạ từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 1 phần ở vùng đệm rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
- Ngôn ngữ: Người Mạ thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gần cận với ngôn ngữ của các dân tộc Mnông, Chơro, Xtiêng và đặc biệt là người Cơ-ho. Người Mạ không có chữ viết riêng. Sau năm 1975, con em dân tộc Mạ được đến trường đi học tiếng phổ thông.
Ngôn ngữ của người Mạ. Ảnh: Vô Thường’s Blog
- Nhà ở: Trước đây, người Mạ ở nhà dài, có khoảng 20 - 30 hộ sinh sống. Mỗi nếp nhà dài có thể là đại diện của một dòng họ. Mỗi khi có một gia đình mới được thiết lập, họ làm thêm một gian nhà nữa về hai bên của gian nhà chính, giữa các gian nhà không có vách ngăn.
Nhà dài của người Mạ. Ảnh: Tiền phong
- Lịch: Người Mạ theo âm lịch.
- Tín ngưỡng: Trong truyền thống, người Mạ theo tín ngưỡng đa thần giáo. Thần (Yàng) là các thế lực siêu nhiên chi phối đời sống con người. Có nhiều loại thần như Thần núi (Yang bơ nơm), Thần nhà (Yang hiu), Thần lúa (Yang koi), Thần sông (Yang đạ)... Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy, cảm tạ thần đã ban cho một vụ mùa bội thu và cầu mong cho mùa vụ năm sau được tốt tươi.
- Trang phục truyền thống dân tộc Mạ:
+ Phụ nữ: Mặc váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà.
Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo trang trí bằng các sọc nhiều màu sắc. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền trắng với hoa văn hình học màu đỏ, xanh.
+ Nam: Đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, về mùa đông thì nhiều người ở trần.
Ảnh: Báo Công Thương
Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép. Có loại ở hai đầu khố còn đính thêm những chuỗi hạt cườm và đề những dải tua dài. Nam nữ đều có áo chui đầu, áo nam thường rộng hơn một chút, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trươc và dài che kín mông. Có loại còn thêu tua dài nổi ở vạt sau. Áo có nhiều loại: Áo dài tay, ngắn tay và cộc tay. Mùa lạnh, những người già thường khoác thêm một tấm mền.
Ảnh: Báo Công Thương
Nghệ thuật phối màu của người Mạ đạt tới mức tinh tế và điêu luyện. Sử dụng màu sắc đáng được chú ý, bởi người Mạ dùng màu đen làm màu chủ đạo. Bố cục hoa văn và các mảng màu vượt ra khỏi đăng đối đơn điệu, cứng nhắc, tạo cho người ngắm một cảm giác dễ chịu. Sự phối màu thể hiện được sự tinh tế của họ, màu sắc của các sợi vải được nhuộm từ các loại cây khác nhau.
- Cưới xin: Theo quy ước của người Mạ, họ hàng vẫn có thể được cưới nhau nhưng ít nhất phải 3 đời). Trai gái Mạ có quyền bình đẳng, tự tìm hiểu. Chế độ cư trú sau hôn nhân của người Mạ thiên về cư trú bên chồng. Tuy vậy, sau lễ cưới, người chồng phải sang nhà vợ ở một vài năm, nếu nhà nghèo thì có thể ở lâu hơn. Nếu nộp đầy đủ sính lễ cho nhà gái thì chỉ cần ở lại nhà gái 8 ngày.