Espresso Là Gì Và Liệu Có Giống Cà Phê?

Espresso là một phương pháp pha cà phê mang tính biểu tượng và độc đáo, được biết đến với hương vị đậm đà và cách pha chế đặc biệt. Mặc dù cả espresso và cà phê đều có chung nguyên liệu chính là hạt cà phê, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng về cách pha chế, hương vị và trải nghiệm thưởng thức. Thông qua bài viết sau hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt thú vị này nhé!

 

Espresso Là Gì?

 

Espresso là một loại cà phê đậm đặc, được pha chế bằng cách ép nước nóng dưới áp suất cao qua bột cà phê mịn. Quá trình này tạo ra một lượng nhỏ cà phê rất mạnh, với lớp crema đặc trưng (lớp bọt màu nâu vàng) trên bề mặt. Một shot espresso tiêu chuẩn thường có dung tích khoảng 30ml.

Để pha được một cốc espresso cần một máy pha espresso chuyên dụng để tạo ra áp suất cao, thường khoảng 9 bar (đơn vị đo áp suất). Quá trình pha chế bao gồm các bước sau:

 

1. Xay Cà Phê: Hạt cà phê được xay rất mịn, gần giống như bột. Thông thường bạn nên thử nghiệm với khoảng 30gr cà phê xay trong vòng 30s. Nếu chiết xuất quá nhanh thì bạn nên xay cà phê mịn hơn. Nếu quá lâu mất hơn 30s thì hãy điều chỉnh độ xay thô hơn.

2. Đong Lượng Cà Phê: Một lượng cà phê nhất định (thường khoảng 18-20g) được đưa vào tay cầm pha chế (portafilter) rồi ép chặt vừa phải  để đảm bảo nước chảy đều qua cà phê.

4.  Pha Chế: Nước nóng (khoảng 90-96°C) được ép qua bột cà phê trong khoảng 25-30 giây để chiết xuất cà phê.

Một cốc cà phê Espresso chuẩn sẽ có lớp crema dày màu caramel ở trên, có mùi thơm và vị cân bằng giữa chua, ngọt và đắng. Nghe đơn giản thế thôi, nhưng tỷ lệ thành công của bạn trong lần đầu chiết xuất thường trong khoảng 0 – 0.2% – hay cứ 1.000 người thì tối đa chỉ có 2 người làm tốt (Theo Clive Coffee). Và không điều gì chắc rằng bạn sẽ luôn làm tốt ở các lần sau. Espresso, ở một khía cạnh nào đó, nó không chỉ là cà phê mà là khoa học và cần tuân thủ các quy tắc nhất định.

II. Sự Khác Biệt Giữa Espresso Và Cà Phê Thường

 

1. Phương Pháp Pha Chế

   - Espresso: Dùng máy pha espresso với áp suất cao, thời gian pha chế ngắn (khoảng 25-30 giây). Khi máy được sử dụng để pha cà phê espresso, hơi nước sôi được ép qua bã cà phê mịn, được đóng gói chặt chẽ dưới áp suất cao.

   - Cà Phê Thường: có rất nhiều cách để pha cà phê. Các loại phương pháp pha cà phê bao gồm nhỏ giọt, đổ tràn và ngâm.

 

2. Hàm Lượng Caffeine

   - Espresso:Có hàm lượng caffeine cao hơn tính trên từng ml so với cà phê thường nó có nồng độ cao. Một ounce (một shot) cà phê espresso có trung bình 63 mg caffein, trong khi một ounce cà phê không chứa caffein trung bình có 12 đến 16 mg caffein. Tuy nhiên, do dung tích nhỏ (30ml), tổng lượng caffeine trong một shot espresso tương đương với một tách cà phê thường. 

   - Cà Phê Thường: Một tách cà phê có dung tích lớn hơn (120-240ml), hàm lượng caffeine thấp hơn tính trên từng ml nhưng tổng lượng caffeine cao hơn do dung tích lớn.

 

3. Hương Vị:

   - Espresso: Hương vị đậm đà, mạnh mẽ, và có lớp crema trên bề mặt. Espresso thường có vị đắng, ít chua, và mùi thơm nồng.

   - Cà Phê Thường: Hương vị nhẹ nhàng hơn, có thể có nhiều vị chua và đắng tùy thuộc vào phương pháp pha chế và loại hạt cà phê.

 

Espresso và cà phê thường đều có chỗ đứng riêng trong thế giới cà phê, mỗi loại mang đến những trải nghiệm khác nhau cho người thưởng thức. Espresso nổi bật với hương vị đậm đà, quy trình pha chế đặc biệt và lớp crema hấp dẫn. Trong khi đó, cà phê thường mang lại sự nhẹ nhàng, đa dạng trong cách pha chế và thích hợp để thưởng thức từ từ. Bạn là người yêu thích sự mạnh mẽ của espresso hay sự dịu dàng của cà phê thường? Hãy cùng chia sẻ cho mọi người biết nữa nhé!