Múa lân vào Tết Trung thu có ý nghĩa gì?

Múa lân thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo. Ngoài ra, trong các sự kiện như khai trương, kỉ niệm hoặc lễ cưới, múa lân còn được xem như một cách để gia chủ gửi gắm lời chúc phúc và cảm ơn.

Nguồn gốc của múa lân:

 Xuất phát từ nghệ thuật múa đường phố của Trung Quốc, múa lân cùng với các con thú Lân, Sư và Rồng trong quan niệm dân gian Trung Hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và phát đạt. Khi văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, tục múa lân cũng dần trở nên phổ biến hơn. Hình ảnh lân và ông Địa bắt nguồn từ một câu chuyện cổ của Trung Quốc: Ngày xưa, có một con quái thú thường làm dân làng sợ hãi vào rằm tháng Tám. Một vị sư từ xa đến đã giúp dân làng trừ khử con ác thú. Vị sư và các đệ tử đã dùng tiếng trống, chiêng và chiếc quạt thần để đuổi con quái thú đi. Sau nhiều lần cải biến, truyền thuyết này đã trở thành một hình thức nghệ thuật dân gian nhằm cầu bình an và xua đuổi điềm xấu.

Múa lân du nhập vào Việt Nam:

Tên gọi của nghệ thuật múa lân có thể thay đổi tùy theo vùng miền. Ở miền Bắc, nó được gọi là múa sư tử, trong khi miền Nam gọi là múa lân. Múa lân thường diễn ra trước Tết Trung Thu, đặc biệt vào các đêm 12, 13 âm lịch, và sôi động nhất là vào ngày 14, 15 âm lịch. Múa lân đã trở thành một phần không thể thiếu trong Tết Trung Thu ở Việt Nam. Vào tối ngày 15 tháng 8 âm lịch, trẻ em háo hức chờ đợi những màn múa lân vui nhộn, tạo nên ký ức tuổi thơ đẹp đẽ cho mọi người.

Nguồn: sưu tầm

Người Việt chọn múa lân thay vì múa rồng vào dịp Trung Thu. Con lân được coi là biểu tượng của sự may mắn và điềm lành, mang lại niềm vui và hạnh phúc. Múa lân trong dịp này là cách chào đón một mùa mới đầy may mắn cho tất cả các gia đình. Trong màn trình diễn múa lân, không thể thiếu Ông Địa - một nhân vật bụng to, mặc áo dài, cầm quạt giấy lớn, và đeo mặt nạ ông Địa với nụ cười tươi vui. Ông Địa được xem là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật vui vẻ và hiền hòa. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã biến thành người để chinh phục một con quái vật từ dưới biển lên phá hoại. Ông Địa dùng cỏ linh chi để biến con quái vật thành con thú ăn thực vật, từ đó hàng năm dẫn con thú này xuống núi để chúc Tết mọi người, chứng minh sự chuyển hóa từ ác thành thiện. Khi Ông Địa và con lân xuất hiện, điều này mang lại phúc lành, khiến mọi người đều vui mừng trang trí rau xanh và giấy đỏ để đón chào. Cảnh Ông Địa vuốt ve lân và lân nũng nịu với Ông Địa biểu hiện sự hòa hợp giữa con người và loài vật trong không khí vui tươi, hòa bình.

Tiếp thu những ý nghĩa ấy, chúng tôi đã lấy ý tưởng từ hình ảnh linh thú kỳ lân để đưa vào sản phẩm bánh Trung thu của mình. Enjoy Coffee đã cho ra đời set quà tặng bánh Trung thu cho mùa Trung thu 2024. Set quà tặng gồm 4 chiếc bánh và được đặt vào những chiếc hộp riêng biệt. Sản phẩm được thiết kế sang trọng, nhỏ gọn mà đầy ý nghĩa và thông điệp. Đây là một món quà hoàn hảo trong dịp Tết Trung thu phù hợp với mọi người mọi nhà.