Rực rỡ sắc màu văn hoá của Thổ cẩm Tây Nguyên

Nếu bạn có dịp ghé thăm Tây Nguyên, bạn sẽ được chào đón bởi hương thơm nồng nàn của cà phê và những hoa văn sặc sỡ sẽ là thứ giữ chân bạn lại. Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bao đời nay gắn liền với sắc màu thổ cẩm. Chúng không chỉ thể hiện chiều sâu văn hoá mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Hãy cùng EJ Farm đi qua những nét đặc sắc của thổ cẩm Tây Nguyên nhé!

 1.Giới thiệu chung về thổ cẩm

Thổ cẩm Tây Nguyên có nguồn gốc từ người Ba Na, Gia Lai, Ê Đê, Cơ Ho, Xơ Đăng. Từ những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, thổ cẩm được tạo ra với nhiều màu sắc phong phú cùng chiều sâu văn hoá độc đáo. Mỗi dân tộc sẽ có cách kết hợp khác nhau tạo ra những hoạ tiết và màu sắc riêng biệt. Trên mỗi mảnh thổ cẩm đặc biệt không thể thiếu những hoạ tiết đặc trưng như chim, ba ba, cồng chiêng, ngà voi. Với người Tây Nguyên, vải thổ cẩm nền đen đại diện cho đất đai. Gam màu đỏ vải thổ cẩm thể hiện sự đam mê và tình yêu. Gam màu vàng của vải thổ cẩm tượng trưng cho ánh sáng, con người và thiên nhiên. Đặc biệt hơn, vải m được nhuộm màu với những sản phẩm từ tự nhiên như các loại lá hay vỏ cây, các loại củ. Với vải màu vàng dùng củ nghệ, gam màu đỏ dùng vỏ của cây chút. Màu xanh sẽ được lấy từ vỏ cây tràm. 

Nguồn: Vietair

  2.Nguồn gốc và ứng dụng của thổ cẩm

Theo truyền thống của dân tộc Tây Nguyên, mỗi cô gái khi lớn lên đều được mẹ hoặc chị gái dạy về cách dệt vải thổ cẩm. Quy trình đi qua các giai đoạn như cán bông, kéo sợi, nhuộm màu, khâu dệt. Khung dệt của người đồng bào tuy đơn giản nhưng rất đa dạng phong phú các thể loại. Công cụ dệt vải của người Ba Na, Gia Rai được làm bằng khung gỗ, tre với nhiều bộ phận rời nhau, có thể di chuyển và điều chỉnh được kích thước của khung dệt. Những bộ trang phục của người Gia Rai, Ba Na thường gắn liền với đời sống thường ngày của họ như váy, áo, khố, tấm địu con, tấm choàng, dây buộc đầu, vòng đội đầu... Màu sắc thường là màu đen, đỏ, vàng, có trang trí thêm sợi kim tuyến. Hoa văn trang trí thường thấy là hình cây dương sỉ, nhà rông, múa xoang, cây nêu, rau dớn, mặt trời, ghè rượu hoặc hình tam giác, đa giác...

Nguồn: Vietair

 3.Ý nghĩa của thổ cẩm
Trong từ vựng, thổ cẩm là loại vải dệt đẹp như gấm (cẩm) của các dân tộc thiểu số địa phương (thổ). Vì vậy chất liệu thổ cẩm vì thế được xem là biểu tượng thể hiện đời sống văn hóa và tinh thần của các dân tộc thiểu số. Mỗi loại vải thổ cẩm đều mang một nét văn hóa riêng, gắn liền với thuần phong mỹ tục của Tây Nguyên. Để bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế văn hóa của nghề dệt thổ cẩm Việt Nam, cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa về việc quảng bá thị trường và sản phẩm. Đây là bổn phận và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam nói chung và người con Tây Nguyên nói riêng. Việc lưu giữ các giá trị của thổ cẩm không những giúp bảo tồn giá trị văn hoá của Tây Nguyên mà còn mang lại giá trị kinh tế - xã hội cho địa phương.

 

Trên hành trình ấy rất cần dấu chân của các bạn đọc đi ngang qua và mang theo những giá trị văn hoá của thổ cẩm đến mọi anh em gần xa. EJ Farm sẽ đồng hành cùng các bạn trên chặng đường sắp tới. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết và kính chúc bạn đọc có một ngày làm việc thật năng suất và tràn đầy năng lượng!