RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN - MEN SAY CỦA RỪNG NÚI
Phải đặt chân đến đại ngàn mênh mông rừng núi Tây Nguyên, bạn mới thấm thía được chất men say của mảnh đất nơi đây qua hương vị dân dã của rượu cần. Một thức uống với chất men cực kì độc đáo, vừa lạ vừa quen mà không thể bắt gặp ở bất cứ loại rượu nào khác trên Việt Nam. Rượu cần Tây Nguyên - văn hoá có một không hai mang đậm đà phong cách, bản sắc của Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Ai đã từng say mê rượu cần chắc sẽ không thể quên được những vần thơ thấm đượm trên những giọt men say của Giang Nam:
“Ta vin cần uống núi rừng thiêng
Em múc trăng vàng để tan đáy rượu
Giọt mắt hoà vào men rượu chuếnh choáng
Tôi chìm trong hương tóc trăng em…”
Rượu cần đã ra đời 6000 - 7000 năm và được biết đến với tên gọi “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bằng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây), “rảu xá” (rượu vỏ trấu),… Ở Tây Nguyên, khi trẻ vừa lớn lên sẽ gắn liền với quá trình tập uống rượu cần và tập múa xoang, chơi các nhạc cụ dân tộc và đánh cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn goong,… Các loại nhạc cụ sẽ phân biệt trai và gái nhưng riêng rượu cần thì không. Bởi rượu cần xuất hiện trong mọi nhà bất kể giàu sang quyền quý hay nghèo khó lam lũ, rượu cần còn xuất hiện trong mọii hoạt động sinh hoạt lớn nhỏ và mọi câu chuyện tâm sự hàn huyên của người dân Tây Nguyên. Sau mỗi mùa gặt, người bản địa thường chuẩn bị những đặc sản như thịt gác bếp, gạo nếp mới, gà, heo, đặc biệt là rượu cần để chuẩn bị cho nghi thức chào đón năm mới. Tuy nhiên vào dịp cuối năm, bà con nơi đây sẽ chuẩn bị kĩ càng hơn để chuẩn bị cho các lễ lớn như cúng thần linh, lúa mới và mừng năm mới,…
CÁCH CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN
Các chất liệu làm nên rượu cần không quá cao sang, cầu kỳ mà hầu hết đều lấy từ những nguyên liẹu tự nhiên gần gũi với đời sống con người. Ấy thế mà người đồng bào Tây Nguyên đã kết hợp chúng lại để tạo ra hương vị nồng nàn làm say đắm lòng người. Tất cả đều được lấy từ đất và nước của núi rừng Tây Nguyên bao gồm: gạo nếp, bắp, mì, khoai,… hoà quyện với chất men được lấy từ tinh tuý của những lá cây, gốc rễ được coi là “châu báu” của rừng. Người Bana gọi tên rễ này là Hiam. Rễ này được trộn với gừng, ớt và cùng giã nhuyễn rồi trộn với gạo và nặn thành các viên nhỏ. Họ cũng có thể thay thế bằng rễ dây men đem phơi khô rồi giã với củ riềng, củ gừng rồi nặn thành viên một. Mỗi choé chỉ bỏ một viên men là đủ. Sau khi chưng cất, rượu sẽ được hạ thổ và ủ càng lâu thì có hương vị càng thơm ngon. Khi uống chỉ cần đổ thêm nước thường chứ không cần chưng cất như rượu đế.
Bên ánh lửa bập bùng trên sàn nhà, những người phụ nữ trong làng thay phiên nhau canh nồi nấu cơm rượu cần. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
HƯƠNG VỊ CỦA RƯỢU CẦN VÀ CÁCH UỐNG
Quá trình làm rượu cần công phu là thế, vậy hương vị của rượu như thế nào và bằng cách nào có thể thưởng thức rượu cần một cách trọn vẹn nhất? Rượu cần có nồng độ nhẹ, hương vị nồng nàn của men lá rừng khiến ta có cảm giác lâng lâng ngây ngất, dẫu đã say nhưng vẫn muốn được uống thêm, uống mãi. Bởi thế người ta không có thói quen uống rượu cần một mình mà thường sử dụng chúng trong các bữa tiệc đông người, càng đông càng vui, càng đông hương vị rượu lại càng ngon. Trong những ngày mùa bội thu, liên hoan cùng rượu cần như một hình thức không thể thiếu trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên. Rượu của dân tộc Bana được coi là chuẩn vị nhất, ngon nhất, sau đó mới đến rượu cần của người Ê-đê và Xơ-đăng làm.
Ngoài cách uống truyền thống bằng cách uống trực tiếp, người ta còn sáng tạo thêm nhiều kiểu uống khác nhau để tăng tính phong phú và đặc sắc trong văn hoá uống rượu cần. Đầu tiên, bạn phải rửa sạch cần hút cả bên trong lẫn bên ngoài, tiếp theo là mở nắp bịt bên trong ché rồi lấy tay nhấn tre gài trên miệng ché xuống. Nếu thấy không chặt thì có thể dùng lá chuối đè chặt để giữ hương vị rượu được ngon và lâu. Cuối cùng, bạn đổ nước lọc vào ché ngâm trước khi uống 20-30 phút. Chờ đợi xong, bạn hoàn toàn có thể đổ thêm bia vào để thêm men rượu và tăng tính phong phú cho hương vị. Cách này thường được sử dụng khi rượu đã nhạt hoặc những ai uống rượu cần nhưng vẫn “nhung nhớ” hương vị ngọt và mát của bia.
Cre: gialai.gov.vn
Nếu men say của rượu cần vẫn chưa đủ, bạn có thể kết hợp cùng rượu đế hoặc rượu tây để hương rượu trở nên đậm đà và thơm ngon hơn. Cách này quả thật dành cho những dân uống thứ thiệt bởi khi này, men rượu sẽ đậm đặc vô cùng.
Đối với các chị em phụ nữ vừa mê mẩn cái ngọt nhưng cũng nhung nhớ men rượu, họ chọn nước dừa thêm vào rượu cần để thức uống của mình được ngọt ngào, độc đáo hơn. Khi dừa kết hợp cùng rượu cần, chúng sẽ mang vị ngọt ngào, thanh mát của dừa và men ấm nóng của rượu cần.
Phong tục uống rượu cần của người dân Tây Nguyên thật đặc sắc, phong phú nhưng cũng thật quy củ. Qua bài viết này, nếu bạn cũng say mê hương vị the mát của rượu cần thì còn chần chừ gì mà không đặt một ché rượu trên bàn nhậu của mình nhỉ. Phải chăng dịp 20/11 sắp tới sẽ là một lý do hợp lý để chúng ta có một bữa hẹn cùng ché rượu cần và những câu chuyện hàn huyên tâm tình.
CẬP NHẬT GIÁ CẢ RƯỢU CẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Rượu cần truyền thống 6 lít: 219.000đ
Rượu cần truyền thống 17 lít: 419.000đ
Rượu cần truyền thống 30 lít: 1.190.000đ
Rượu cần truyền thống nếp cẩm 6 lít: 319.000đ
Rượu cần truyền thống nếp cẩm 10 lít: 449.000đ
Rượu cần chôn đất 1 lít: 249.000đ
Rượu cần chôn đất 1.5 lít: 289.000đ
Rượu cần chôn đất 3 lít: 399.000đ