Lịch sử của Robusta ( cà phê Đặc sản Đăk nông )

Hiện tại, khoảng 60 % lượng cà phê được sản xuất và bán ra thị trường trên thế giới là từ cây arabica và 40 % là từ cây robusta. 

Robusta (tên khoa học là: Coffea canephora Pierre ex A. Froehner) có nguồn gốc từ các khu rừng đất thấp ẩm ướt ở vùng nhiệt đới châu Phi, khu vực phân bố địa lý tự nhiên rộng từ Guinea đến Uganda và Angola, phát triển dưới nhiều hình thức và kiểu sinh thái. Tuy nhiên, rất khó để biết chắc chắn nguồn gốc tự nhiên chính xác của các loại được trồng trọt do sự du nhập và tự nhiên hóa rộng rãi của các loại phụ khác nhau trong hoạt động canh tác. Trong tự nhiên, Robusta thường được tìm thấy ở tầng dưới của các khu rừng thường xanh ẩm ướt (đôi khi ở các khu rừng ẩm/khô theo mùa hoặc rừng hành lang) với độ cao từ 50 đến 1500 m so với mực nước biển.

Việc trồng loài này bắt đầu vào khoảng năm 1870 ở Congo, với nguồn giống lấy từ vùng sông Lomami của Cộng hòa Zaire – hiện được gọi là Cộng hòa Dân chủ Congo. Một loại phụ của Robusta được gọi là ​”kouillou” (sau đổi tên thành ​“conilon” do biến dạng ngôn ngữ khi du nhập vào Brazil) được người Pháp tìm thấy trong tự nhiên vào năm 1880 giữa Gabon và cửa sông Congo, chủ yếu dọc theo khu vực sông Kouilou-Nari. Loài này được nhà thực vật học Louis Pierre đặt tên là C. canephora vào năm 1895.

Vào đầu thế kỷ 20, loài này bắt đầu lan rộng ra các nơi khác trên thế giới. Hạt Robusta từ Congo đã được gửi đến Brussels thuộc Bỉ (trong giai đoạn nước này là thuộc địa của Bỉ), và từ đó nó “Robusta” được gửi​ đến Java, Indonesia, nơi nó nhanh chóng được nông dân chấp nhận do năng suất và khả năng kháng bệnh gỉ lá cà phê – khi một đợt bùng phát lớn xảy ra ở Đông Nam Á vào cuối những năm 1800. Từ giống ban đầu này sau, tên gọi “Robusta” sau đó được bổ sung thêm những nguồn gen mới từ Gabon và Uganda. Cũng trong khoảng thời gian đó, các loại cà phê Robusta khác được chọn lọc từ các quần thể cà phê hoang dã đã được đưa đến các khu vực của Bờ biển Ngà, Guinea và Uganda.

Từ đây, cà phê Robusta tiếp tục di chuyển khắp thế giới, có mặt tại Ấn Độ trước với hạt giống từ Java, Indonesia – sau đó là được du nhập từ Tây Phi. Các cây cà phê Robusta được chọn ở Java đã được đưa trở lại Trung Phi từ năm 1910 trở đi, và đến Congo thuộc Bỉ vào năm 1916 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiêp Quốc gia Congo (INEAC ), nơi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chọn lọc giống từ năm 1930 đến 1960. Ở Châu Phi, sản xuất cà phê Robusta phát triển ở Madagascar, Uganda, Ghana và Bờ Biển Ngà, thường xen kẽ các biến thể đặc hữu với các biến thể được đưa vào từ sản xuất thương mại ở các khu vực khác của lục địa. Động lực chính của sự phát tán cây cà phê Robusta trong giai đoạn này bắt nguồn từ sự lây lan của bệnh gỉ sắt trên lá cà phê.

Cây cà phê Robusta sau đó được du nhập vào Mỹ Latinh – đặc biệt là Brazil, và Trung Mỹ thông qua Guatemala trong khoảng thời gian 1930 đến 1935. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Nông học Nhiệt đới (CATIE) ở Costa Rica đã giới thiệu cây Robusta được gọi là​ “Dòng Pháp” (French lines) từ khoảng năm 1981 – 1983.

Ngày nay, các quốc gia nằm trong Châu Á và Châu Đại Dương là những nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất, tạo ra 60% sản lượng của thế giới ở mức 41.5 triệu bao 60 kg mỗi năm. Theo sau khu vực này là Nam Mỹ, nơi sản xuất 28% thị phần cà phê robusta của thế giới, tạo ra 19.8 triệu bao cà phê niên vụ 2020-2021.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận