“Thủ phủ cà phê chín” vào những tháng cuối năm ở Tây Nguyên.

Hằng năm, từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng, khắp các sườn đồi, những vườn cà phê tràn ngập quả mọng chín đỏ, người người tấp nập ra vào thu hái... 

Những quả cà phê chín rộn báo hiệu mùa thu hoạch tới

Ảnh: Kinh Tế đô thị

Diện tích cây cà phê tại Đắk Nông đạt 139.932 ha, chiếm 23% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và 59,6% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Diện tích, sản lượng cà phê của Đắk Nông chiếm trên 18% cả nước, đứng thứ 3 cả nước và khu vực Tây Nguyên, sau Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Người dân đang tấp nập thu hoạch thành phẩm cà phê mình chăm sóc bấy lâu

Ảnh: vietnamnet

Những cành cà phê trĩu nặng quả chín mọng đỏ, trong đó chứa bao mồ hôi và công sức của người nông dân nơi đây. Những hộ dân làm nông thì những nương rẫy như thế là cả kế sinh nhai của gia đình trong thời gian sắp tới. Họ đi làm từ sáng sớm, trở về với những chiếc xe cày chở đầy những bao cà phê tươi cùng với những nét hân hoan, dù mệt mỏi nhưng đầy vui vẻ của những người dân sau một ngày làm việc năng suất.

Người dân sau một làm làm việc năng suất cùng chiếc xe cày chở đầy bao cà phê

Ảnh: Xe Đời Sống

Sản phẩm cà phê của Đắk Nông đã xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Singapore, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Úc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Italia…Điều đó đã chứng minh được chất lượng cà phê của Đắk Nông- một khu vực thuộc Tây Nguyên nói chung và khẳng định vị thế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung.

Trong đó, Singapore là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Đắk Nông, chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Nông.

Cà phê của Đắk Nông được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Ảnh: vietnam.net

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận